Những câu chuyện Quê hương Tướng Võ Nguyên Giáp li kì
Hồi đầu thế kỷ XX, ở làng An Xá (trước là xã, sau là thôn, nay thuộc xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ
Thuỷ, tỉnh Quảng Bình) có một gia đình nhà nho nghèo làm ruộng. Ông huý là Võ Quang
Nghiêm, bà là Nguyễn Thị Kiên. Ông bà sinh hạ được bảy người con, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người con thứ năm.
Võ Nguyên Giáp ra đời vào một mùa lụt, trong một cái lều cất tạm dưới gốc mít to như cổ thụ
trong vườn nhà. Thuở ấy, các cụ chỉ nhớ ngày sinh của con cái theo âm lịch, còn ngày sinh của
vng theo dương lịch thì sau này các nhà nghiên cứu phương Tây, mỗi người nói một cách. Ví
như bản chỉ dẫn về tiểu sử Võ Nguyên Giáp của Jean Sainteny (Notice biographique sur Vo
Nguyen Giap-Jean Sainteny) ghi là 1912. Từ điển Bách khoa Larousse ghi là 1911. Có những tác
giả ghi là 1910 như Boudarel hoặc James Fox. Trong cuốn “GIAP” do Nhà xuất bản Atlas-Paris
xuất bản năm 1977, Boudarel viết: “Sinh ở An Xá trong tỉnh Quảng Bình năm 1910”. Trên Tạp chí
Thời sự chủ nhật (The Sunday Times Magazine) số 5-11-1972, James Fox viết: “Ông sinh ngày
1-9-1910, một ngày tháng đáng ghi nhớ lại ở đây, chỉ vì một sự tình cờ kỳ lạ, tôi tìm thấy giấy khai
sinh của ông Giáp tại Paris và qua đó có thể giải quyết một lúng túng cho giới học giả cho rằng
ông sinh ra vào khoảng 1911, 1912”. Tôi hỏi chị Đặng Bích Hà (phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp):
-Vậy năm nào là đúng?
-Năm 1911.
-Căn cứ vào đâu?
-Anh Giáp tuổi Hợi (Tân Hợi).
-Một lá số tử vi có không?
-Không. Mà có cũng không còn.
-Rất tiếc, tôi muốn xem người ta đoán như thế nào về số của anh Giáp. Còn ngày sinh?
-Ngày 25 tháng 8 dương lịch. Cũng tính từ “ngày ta” sang do bà (mẹ anh Giáp) nói và nhờ ông
Trần Văn Giáp tính hộ. Gia đình Họ Võ là một dòng họ lớn ở làng An Xá, từ đường ở cuối làng. Tiếc rằng gia phả nay không còn.
Ông già dẫn đến một chỗ có vết đào mương, hào. Có trồng một cây lạ để đánh dấu gọi là cây
chim chim.
Nghe kể chuyện này, đích thân em trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Võ Thuần Nho về tìm. Võ
Thuần Nho đứng một chập, có một ông lão ra hỏi:
-Có phải ông Nho đấy không?
-Thưa phải.
-Thời kháng chiến ông dạy tôi múa đại đao, ông có nhớ không?
-…
-Có một dạo, người trong làng ra đào hầm hố ngay đầu mộ, tôi ra tôi cản đó.
Lúc đó Võ Thuần Nho mới tin.
Hơn bốn mươi năm sau, khi sưu tầm những tư liệu về gia đình, tôi tìm thấy một bức thư mà gia đình còn lưu giữ được. Thư đã cũ, giấy học trò đã ngả màu vàng, nét chữ trẻ em to, nắn nót, viết
bằng mực tím: Mẹ có mấy lời thăm con: Giáp và Hà.
Mẹ mong con cho được mạnh khoẻ luôn luôn thì Mẹ mừng lắm. Còn Mẹ và Anh cũng được
thường nhưng mà thua lúc ở nhà nhiều lắm, nhưng chuyện nhà nhiều chuyện đắng cay, của tiền
không kể, nhưng nhứt là không biết. Thầy có còn hay không thì Mẹ buồn lắm. Mẹ mong sao cho
gặp được hai con, cho đỡ buồn còn Anh có thường thường khi đâu trở trời có ho và mệt độ vài ba
hôm thì khoẻ ở mình. Bức thư không đề ngày tháng, nhưng chắc chắn là viết vào thời gian đầu cuộc kháng chiến, gửi
từ nơi tản cư ở Quảng Bình ra Việt Bắc… Bà nội đọc cho cháu Hồng Anh (Hồng Anh: con gái
đầu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) viết.
Mãi về sau, gia đình mới có tin là ông đã mất trong nhà tù ở Huế. Sau ngày thống nhất nước
nhà, con cháu đi tìm mộ ông và năm 1979, bốc mọ, đưa hài cốt về chôn cất tại nghĩa trang liệt sĩ
huyện Lệ Thuỷ.
Bà cụ đã kể lại cho chị Đặng Bích Hà: Người anh cả tên là Toại, thông minh khôi ngô cực kỳ.
Anh học chữ Hán, giỏi như thần đồng làm cho thầy mẹ hoảng sợ, bắt uống mực Tàu cho tối dạ
bớt đi. Nhưng cũng không giữ được anh. Một cơn dịch tả tràn qua làng, anh mắc bệnh. “Thầy ơi!
Cứu con với!”. Thầy biết làm thuốc nhưng bệnh nặng, không cứu được. Anh qua đời vào lúc lên
bảy lên tám. Sau anh Toại là chị Châu, sinh được một năm thì vừa trận lụt năm Thìn. Lũ lớn tràn
về đột ngột, ngập cái “tra” (gác để cất lúa). Nước cuốn trôi cả hai mẹ con. Tóc mẹ dài quấn vào
bụi tre, thầy cứu được. Chị Châu mất không có mộ. Sau này Võ Thuần Nho về đắp cho chị một
cái mộ gió bên cạnh mộ anh Toại.
Hai người chị trên Võ Nguyên Giáp là chị Điểm và chị Liên, lớn lên vừa làm ruộng vừa chạy chợ.
Không có vốn buôn bán, hai chị chỉ buôn ít cá, ít đường phèn, mua chợ nọ, bán chợ kia. Chị
Điểm cũng bị giặc Pháp bắt sau khi được tha, lên chiến khu thì mất ở đó. Chị Liên mất trước
năm 1930. Ông cụ cũng bốc thuốc chữa chạy nhưng chị Liên không qua khỏi. Sau khi chị Liên
mất, ông cụ bỏ nghề làm thuốc.
Cậu bé Võ Nguyên Giáp nhiều lần được theo cha đi thăm lúa. Cánh đồng hai huyện bát ngát “cò bay thẳng
cánh”. Vùng này có câu: “Nhất Đồng Nai, nhì hai huyện” (là huyện Lệ Thuỷ và huyện Quảng
Ninh). Ruộng khô cấy lúa ven, gạo gie, ruộng sâu cấy giống su, gạo đỏ.
Ngày mùa có phường gặt về là niềm vui của lũ trẻ. Các chị dậy từ ba giờ sáng nấu cơm cho
phương gặt.
Niềm vui ngày mùa của cậu bé Giáp không trọn vẹn. Nhiều lần cậu theo mẹ chèo “nôốc” đi trả
nợ. Cậu nhớ nhất cái bến nhà ông Phó Sương trên Tuy Lộc có cây gạo to. Trời nắng. Mẹ đội
thóc chạy lên chạy xuống, còn cậu thì ngồi từ sáng đến trưa dưới “nôốc” để giữ thóc. Ông Phó
Sương dùng cái quạt Tàu to tướng, quạt mạnh cho bay hết hột lép, chỉ lấy hột chắc.
Ông đi chống giặc, bị giặc chém đứt cổ, chỉ còn dính da, vẫn đàng hoàng cưỡi ngựa về đến làng.
Gặp một bà hái rau, ông hỏi:
-Rau muống bẻ ra có sống không?
Bà hái rau trả lời:
-Rau muống rỗng, bẻ ra không sống.
Ông ngã ra chết. Dân chúng lập miếu thờ. Nghe nói ông thiêng lắm, trẻ con đi qua miếu không
dám nghịch. Quê hương Quảng Bình nhìn trên bản đồ Việt Nam ở vào đoạn thắt đáy lưng ong của hình đất nước. Đó là
một dải đất hẹp, có dãy Trường Sơn vươn ra biển: Đó là Hoành Sơn. Con đường thiên lý xuyên
Việt ngoằn ngoèo trèo lên núi tạo nên Đèo Ngang, một thắng cảnh nổi tiếng. Từ xa xưa, nơi đây
đã in dấu chân của nhiều danh nhân đất nước. Tới Đèo Ngang ngắm cảnh trời non nước, chợt
nhớ tới mảnh tình riêng của Bà Huyện Thanh Quan: … Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Ngắm cửa biển Nhật Lệ, chợt nhớ tới nỗi buồn của Nguyễn Du:
Buồn trông cửa biển chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Từ An Xá đi lên huyện lỵ phải ngược dòng sông Kiến Giang qua các làng trên: Tuy Lộc, Đại
Phong, Thượng Phong. Mẹ và các chị đi chợ huyện bằng đò dọc. Ngược dòng lên thượng nguồn
là nơi gia đình thường đi tảo mộ ở chân núi An Mã.
Xuôi dòng qua làng dưới là An Lạc, có nhà thờ đạo. Thuở ấy, trẻ con làng An Xá ghét trẻ con
làng đạo, thường xẩy ra đánh nhau.
Theo đò dọc xuôi về Đồng Hới, gặp một cái phá rộng: Phá Hạc Hải. Nước từ nguồn An Sinh,
Cẩm Ly đổ về, trăm dòng tụ lại, mặt phá rộng mênh mông như biển, lấp loá ánh nắng. Xung
quanh là động cát trắng phau, phía Tây… sừng sững một bức núi Đầu Mâu trầm mặc. Cậu bé
Giáp nhiều lần được theo thầy hoặc các chị đi đò dọc xuôi xuống Hạc Hải vớt rong đem về bón
khoai trồng trong vườn nhà. Rong Hạc Hải bón vào cây gì cũng tốt. Dân An Xá còn khai thác cói
ở phá Hạc Hải đem về dệt chiếu: “Chiếu cói An Xá, nón lá Quy Hậu”.
Trận Đại tướng Võ Nguyên Giáp giáp lá cà ở Xuân Bồ, Quảng bình dậy tiếng oanh liệt vào gần cuối Kháng chiến chống Pháp
tại Bình Trị Thiên giưã bộ đội chủ lực với bọn lính legion và Commando cuả Pháp là một minh
chứng bi hùng sáng chói. Anh Vệ quốc đoàn tên là Bình bị bắn nát tay phải đã nhảy chồm lên
dùng sức bật cuả cơ thể cắn vỡ yết hầu cuả người sỹ quan comando Pháp cao lớn. Cả hai người
lăn lông lốc xuống sông . Quân Pháp tan nát rút chạy. Mấy hôm sau,có hai xác người nổi lên.
Người lính Việt nam ngậm yết hầu giặc không buông. Đến mức không cạy ra được,người ta phải
dùng dao khoét yết hầu vỡ nát cuả giặc,rồi lóc dần từng miếng cho miệng liệt sỹ được sạch sẽ .
Đến nay,cứ mỗi dạo thu về,dân vùng Xuân Bồ vẫn ra bờ sông cúng anh. Nước mắt trong bao
nhiêu năm ấy có lẽ cũng chảy thành sông trong lòng mỗi chúng ta.
Mai này có điều kiện,chúng ta sẽ dựng lại tượng người chiến sỹ Việtnam bé nhỏ bị Tây đè lên
người,miệng vẫn không nhả yết hầu giặc... tại Xuân bồ To BrodaRu: Bác cần trích dần chỗ nào thì chỉ trích dẫn chỗ đó thôi chứ ạ? Bác trích nguyên cả
bài thế này dài quá, kéo mãi mới đọc được bài của bác!
0 nhận xét: